Phân Bổ Đầu Tư BĐS Như Thế Nào Là Hợp Lý ?!!
Phần 02 của chuỗi bài viết tổng hợp những điều bạn cần biết khi đầu tư BĐS.
Tôi thường nhận được một câu hỏi rất là thú vị rằng: “Làm thế nào để cái việc đầu tư BĐS nó có hiệu quả?”. Câu hỏi này có rất nhiều câu trả lời, và chúng đều đúng, Nhưng có một câu trả lời duy nhất trong số đó mà bạn phải nắm được. Một khái niệm có tên là phân bổ đầu tư.
Bạn sẽ thường gặp một sai lầm kiểu như thế này. Một người mới bước ra khởi sự có vài trăm triệu đồng hay là vài tỷ đồng ở trong túi, anh ta được giới thiệu một cơ hội đầu tư – một miếng đất ở một nơi khá xa. Người này liền mang toàn bộ số tiền mà mình có, ví dụ như 500 triệu hoặc 02 tỷ đồng hoặc 05 tỷ đồng, mua cái miếng đất ở xa đó.
Điều đáng tiếc duy nhất là cái miếng đất đó không tăng giá ngay. Và người đó chờ đợi, 01 năm, 02 năm, 03 năm trôi qua cho đến hiện tại đã là 03 năm trôi qua rồi, khộng hề có đấu hiệu gì của việc tăng giá cả. Một sai lầm rất hay gặp khiến nhiều người chôn vốn không thấy khi nào thoát.
Tình huống số 02 cũng thường gặp phải là, một người có một vài trăm triệu đồng, vài tỷ đồng, hay là 10, 20 hay 50 tỷ đồng. Họ cứ liên tục mua bán nhà ở trong trung tâm, họ kinh doanh hoặc là họ có một cái doanh nghiệp mỗi năm họ kiếm trung bình 10 – 20% trên vốn.
Và họ nhận thấy rằng sau 05 năm trôi qua thì họ lại không thành công và giàu có bằng một người đi mua một miếng đất diện tích rất là lớn ở xa. Vốn ngày xưa anh ta mua chỉ có 01 tỷ thôi, nhưng sau khoảng 05 năm nó đã tăng lên thành 15 tỷ rồi.
Họ cảm thấy rất hối tiếc vì không biết những cơ hội đầu tư BĐS như vậy. 05 năm nhìn lại họ mới bắt đầu nhận ra là biết thế ngày xưa tôi nên tiến hành cái hoạt động đầu tư này.
Phân bổ đầu tư – câu trả lời cho những vấn đề thường gặp trên, đôi khi sẽ giúp cho bạn đạt được những thành công lớn.
Nhưng phân bổ đầu tư là như thế nào?
Thứ nhất, bạn có thể phân bổ đầu tư theo Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn.
Tức là có những hoạt động đầu tư bạn xếp nó vào ngắn hạn, có hoạt động bạn xếp vào trung hạn và có những hoạt động bạn xếp nó vào dài hạn.
Tôi lấy một ví dụ, một người họ có 10 đồng và họ dành ra 05 đồng để mua – đầu tư BĐS hay họ làm doanh nghiệp ở trong trung tâm. Mỗi tháng họ đều đặn kiếm được 01 đồng hay nữa đồng. Mua vào bán ra ngay hoặc kinh doanh hằng tháng. Đây được gọi là đầu tư ngắn hạn.
Họ mua một cái tài sản ở mặt đường, có thể là nhà mặt phố, và cái tài sản đó ở trong khu vực vẫn đang phát triển và tăng giá đều. Họ có kế hoạch là mua nó, giữ nó trong vòng khoảng 2-3 năm, khi nào đạt được 50% lợi nhuận thì họ bán. Đây là đầu tư trung hạn, tính vào khoảng 1 năm – 2 năm.
Và cái người này họ phân bổ ra 01 đồng – 02 đồng họ đi mua một tài sản khá là xa, tuy nhiên diện tích của cái miếng này rất là lớn. Họ biết rằng họ có thể phải chờ đợi 4 – 5 – 7 năm thời gian, nhưng một khi nó tăng giá nó sẽ trở thành một khoản tiền rất lớn. Một đồng có thể biến thành 10 đồng, 20 đồng.
Qua ví dụ vừa rồi, người trên là người phân bổ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tức là họ có kế hoạch phân bổ tiền của mình vào các hoạt động khác nhau. Ngắn hạn từng này đồng, trung hạn thì từng này đồng và dài hạn thì từng này đồng.
Với những trường hợp mà bạn có quá ít tiền, tôi khuyến khích bạn chỉ nên tập trung vào một loại thôi. Người ta có câu “Bỏ trứng vào nhiều giỏ” – ở đây được hiểu là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng nếu trường hợp bạn chỉ có một hay hai quả trứng, bạn chỉ nên tập trung vào một giỏ thôi.
Nhiều người tuy vậy vẫn mắc sai lầm, ví dụ như là họ có 10 đồng, họ đem hết cả 10 đồng vào đầu tư dài hạn rồi hằng ngày, hàng tháng họ không còn tiền trong người nữa.
Giống như ngày xưa khi tôi mới khởi nghiệp, tôi không có kinh nghiệm, tôi chỉ có vài trăm triệu đồng thôi, tôi không được ai hướng dẫn về bài học này cả. Tôi đi mua một miếng đất ở rất là xa, nó ngốn hết toàn bộ số tiền mà tôi đang có. Và cái miếng đất đó 03 năm liền nó không tăng giá gì cả.
Tôi không có khái niệm đầu tư ngắn – trung – hạn gì cả. Đáng lẽ ra tôi phải tập trung vào những hoạt động ngắn hạn ra tiền ngay thì tôi lại mang hết 500 triệu đi mua 01 miếng đất rồi ngồi chơi 03 năm liền. Đây là một sai lầm vì sự thiếu hiểu biết bởi tôi không được ai hướng dẫn, chỉ dẫn.
Bạn đã biết được kiến thức này có nghĩa là bạn đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tiền bạn giống như tôi ngày xưa.
Hình thức phân bổ thứ 02 mà nhiều người hiện nay không biết- Chia làm ba giỏ đầu tư: Giỏ thứ nhất An toàn, giỏ thứ hai Tăng trưởng và giỏ thứ ba mạo hiểm.
Tại sao lại phân bổ như vậy? Lý do như sau: Sai lầm của một số người là họ chỉ đầu tư tất cả tiền vào an toàn, tôi ví dụ bạn chỉ gửi tiết kiệm. Như vậy là quá an toàn.
Tuy nhiên bạn không để ý, nếu gửi tiết kiệm thì đôi khi việc đồng tiền mất giá, lạm phát đã ngốn hết toàn bộ phần lãi suất của bạn rồi. Đó là lý do tại sao có những người khi gửi tiết kiệm, những câu chuyện bạn có thể đọc thấy trên báo, trên mạng, những câu chuyện 20 năm sau khi đi ra lấy sổ tiết kiệm thì đồng tiền đó đã không còn nhiều giá trị nữa rồi.
Những người gửi tiết kiệm là đem gửi tiết kiệm hết. Họ không biết đầu tư BĐS, chứng khoán; họ không biết đầu tư cổ phần doanh nghiệp, thì đôi khi đây là dạng người thất bại bởi họ đã dồn toàn bộ vào một cái gì đó rất an toàn và họ không thể có cái thành công lớn được. An toàn nhưng sẽ không có thành công lớn được.
Sai lầm số 02, bạn có 10 đồng hay 100 đồng mà bạn dồn 100% tiền vào đầu tư mạo hiểm. Ví dụ như bạn tham gia một thương vụ kinh doanh, bạn dồn tất cả tiền vào đó. Sau khi mất trắng tiền thì bạn mới bắt đầu đi làm để phục hồi, có lẽ sẽ mất 03 – 05 năm chẳng hạn.
Đó cũng bởi không có ai dạy bạn những kiến thức phân bổ đầu tư này. Có người thì 100% chỉ chơi an toàn và không bao giờ thành công lớn. Có những người lại dồn hết tiền vào những cái hoạt động đầu tư hết sức mạo hiểm, quá mạo hiểm và họ mất trắng số tiền đó.
Họ thấy đầu tư quá rủi ro, đầu tư thật là mạo hiểm và sau lần đầu tư đó, họ mất rất nhiều năm để phục hồi và họ không còn tha thiết tới hoạt động đầu tư nữa.
Như vậy ở tư duy số 02 này tôi khuyến khích bạn nên phân bổ ra: An toàn, Tăng trưởng và Mạo hiểm. Có thể đối với mỗi bạn thì cái tỷ lệ này nó có thể khác nhau. Ví dụ có người thì an toàn đánh 05 đồng, tăng trưởng đầu tư 03 đồng, hay là 04 đồng, mạo hiểm thì chỉ đầu tư 01 đồng hay là 02 đồng.
Khi bạn phân bổ đầu tư như thế bạn sẽ học được một bài học, nếu như chơi an toàn bạn sẽ không bao giờ thành công. Nếu chỉ chơi mạo hiểm, đôi khi bạn không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác liên quan đến bạn, có thể là gia đình bạn, vợ con bạn, rồi những người anh em thân thiết của bạn.
Tôi nhắc lại, khi có một khoảng tiền thì bạn nên cơ cấu như vậy. Nó không chỉ ở trong đầu tư mà ngay cả ở trong kinh doanh. Tôi lấy ví dụ bạn có 10 đồng, 05 đồng dùng để duy trì hoạt động kinh doanh, 05 đồng còn lại bạn dùng tiến hành hoạt động đầu tư BĐS.
Kinh doanh đối với bạn là một hoạt động an toàn và tăng trưởng đều. Nhưng nếu không tiến hành một số hoạt động đầu tư thì bạn sẽ không bao giờ có được sự đột phá.
Đây là một kiến thức nữa giúp bạn đầu tư BĐS chi tiết và rõ ràng, tránh phải chôn vốn ngồi chơi vô ích hay phải làm lụng lại từ đầu để tích trữ phục hồi. Học tập kinh nghiệm luôn là con đường ngắn nhất, tiết kiệm thời gian nhất đi đến thành công.
Thông tin thêm về khóa học của NIK tại: hoithaonik.com