Enter your keyword

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KHỞI NGHIỆP – PHẦN 2

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KHỞI NGHIỆP – PHẦN 2

(2) Nhắc lại về: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Ví dụ 1: Tôi có một học viên mở dịch vụ sửa xe máy và rửa xe máy.

Quân thì đông, mặt bằng thuê rộng, mỗi tháng chỉ lời lãi được vài chục triệu mà không thấy tiền đâu. Học viên này khá đau đầu về việc giữ được thợ sửa giỏi. Rửa xe và sửa xe xếp vào loại DỊCH VỤ.

Ưu điểm của DỊCH VỤ:

+ Có thể chi phí ban đầu thấp

+ Có thể tỷ suất lợi nhuận cao (chi phí đầu vào thấp)

+ Ít tồn kho

Nhược điểm của DỊCH VỤ:

+ DỊCH VỤ thường liên quan đến kỹ năng con người. Nếu dịch vụ đòi

hỏi kỹ năng càng nhiều thì càng khó mở rộng QUY MÔ.

Một nhược điểm chí mạng của DỊCH VỤ là mở rộng quy mô. Nếu không giải quyết được bài toán QUY MÔ – bán cho nhiều người bạn sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ trong trường hợp hạn chế của cửa hàng dịch vụ rửa, sửa xe máy…

Bạn cần suy nghĩ nhiều giải pháp như: Tăng nhân sự, nhượng quyền, bán thêm các sản phẩm…

Ví dụ 2: Một công ty môi giới bất động sản thì xếp vào loại hình DỊCH VỤ.

Muốn kiếm được nhiều tiền, công ty cần có những giải pháp chính:

1) Phát triển quy mô nhân sự (các công ty lớn thường phải có hàng ngàn nhân viên)

2) Bán những sản phẩm giá trị cao.

3) Tích lũy nguồn lực giai đoạn đầu để vươn mình trở thành nhà đầu tư ở giai đoạn sau

Ghi nhớ:

TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG BẠN CẦN CÓ ĐỊNH HƯỚNG VÀ TẦM NHÌN ĐỂ TIẾT KIỆM THỜI GIAN.

NỖ LỰC KHÔNG BẰNG LỰA CHỌN!

(3) Nhắc lại về: QUY MÔ Và GIÁ TRỊ:

Một người mở công ty chuyên bán điện thoại di động.

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG xếp vào SẢN PHẨM.

Ưu điểm của sản phẩm:

1) Có thể giải quyết bài toán QUY MÔ – Bán cho nhiều người và thu rất nhiều tiền.

Bán cho hàng ngàn ngƣời một lúc được. Chỉ cần một cuộc điện thoại gọi cho nhà sản xuất.

2)Nhân sự bán hàng trong nhiều trường hợp có thể không đòi hỏi trình độ cao.

Nhược điểm:

1)Cạnh tranh khốc liệt về giá

2)Thị trường thay đổi nhanh, sản phẩm mau lỗi thời, có thể tồn kho.

Lợi ích là gì khi bạn bắt đầu hiểu về SẢN PHẨM & DỊCH VỤ:

1)Bạn đang làm loại hình gì? Bạn có thấy giới hạn của nó và suy nghĩ cách giải quyết?

(Có những người mãi mãi họ không hiểu tại sao lại không kiếm được nhiều tiền)

2)Ngƣời làm DỊCH VỤ có thể suy nghĩ cách tạo ra SẢN PHẨM.

Ví dụ: Một học viên của tôi có mở một quán trà đạo. Anh chỉ có một quán trà lợi nhuận trên dưới 100 triệu/tháng. Quán trà đạo là DỊCH VỤ, nhược điểm chí mạng và rất khó để kiếm thêm nhiều tiền.

Sau đó anh có phát triển thêm dòng sản phẩm trà đóng gói – là SẢN PHẨM để xuất đi nước ngoài.

Nếu làm tốt việc marketing SẢN PHẨM này – anh sẽ giải quyết được bài toán QUY MÔ.

3)Người làm SẢN PHẨM có thể suy nghĩ để kiếm thêm tiền từ DỊCH VỤ.

Ví dụ: Một người mở cửa hàng bán sản phẩm điều hòa. Ngoài trách nhiệm bảo hành, anh ta thấy rằng có thể kiếm thêm tiền từ việc nhận dịch vụ bảo trì bảo dƣỡng cho một doanh nghiệp.

Anh nhận một hợp đồng với một doanh nghiệp lớn trị giá 200 triệu đồng/tháng và sau đó thuê về một vài nhân sự chuyên sửa chữa để làm dịch vụ này. Trừ hết các chi phí, mỗi tháng anh kiếm thêm được 100 triệu/tháng chỉ từ một ý tưởng làm thêm DỊCH VỤ.

Ghi nhớ: “KINH DOANH THAY ĐỔI RẤT NHANH – CHÌA KHÓA LÀ “MỞ RỘNG NHANH CHÓNG”!

(4)NHÀ SẢN XUẤT – NHÀ PHÂN PHỐI – LÀM DỊCH VỤ:

Hãng máy tính Asus, Toshiba… gọi là NHÀ SẢN XUẤT (NSX)

Siêu thị Nguyễn Kim, Trần Anh bán máy tính… gọi là NHÀ PHÂN PHỐI (NPP)

Ngƣời tiêu dùng mua máy tính về bị hỏng, mang đến sửa. Người nhận việc sửa chữa… gọi là LÀM DỊCH VỤ. (DV)

Mỗi một loại hình có ưu nhược điểm riêng.

Câu hỏi:

1) Thông thường ai là người kiếm được ít tiền nhất? Ai kiếm được nhiều tiền hơn?

Có lẽ bạn sẽ hay gặp người LÀM DỊCH VỤ là người kiếm được ít tiền nhất.

VÀ NHÀ SẢN XUẤT – NHÀ PHÂN PHỐI kiếm được nhiều tiền hơn.

2) Tác dụng là gì khi bạn hiểu điều này?

Một số NHÀ PHÂN PHỐI (làm thương mại), sau một thời gian làm phân phối, am hiểu thị trường, họ quyết định tạo ra một dòng sản phẩm ngách (có thể có hoặc không cạnh tranh trực tiếp với NHÀ SẢN XUẤT) như vậy chính họ cũng trở thành NHÀ SẢN XUẤT. Ví dụ các siêu thị lớn như Metro, BigC… cũng trực tiếp tham gia sản xuất một số sản phẩm mà họ thấy có lợi nhuận cao hoặc sử dụng lợi thế phân phối của mình.

MỘT NHÀ SẢN XUẤT, sau một thời gian quan sát, thấy rằng mình cần mở CỬA HÀNG để tăng mức độ nhận diện của khách hàng với thương hiệu, để đảm bảo việc dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng được tốt hơn và đồng bộ hơn. Họ đã chính thức trở thành một NHÀ PHÂN PHỐI.

3) Bạn hiểu ra mình là ai? Chiến lược tiếp theo của mình là gì? Các biện pháp để hạn chế rủi ro?

Ví dụ1: Một số người ban đầu họ làm NHÀ PHÂN PHỐI sử dụng uy tín của NHÀ SẢN XUẤT, bán hàng để hạn chế rủi ro. Sau khi am hiểu thị trường, họ chính thức chuyển sang vừa SẢN XUẤT và vừa phân phối.

Ví dụ 2: Đôi khi NHÀ SẢN XUẤT có thể gặp khá nhiều rủi ro về việc đầu tư cơ sở sản xuất và sản xuất hàng loạt mà không bán được hàng. Họ có thể giảm bớt rủi ro bằng việc chỉ nhận đơn đặt hàng rồi mới tiến hành sản xuất, mặt hàng nào bán tốt họ sẽ chủ động đầu tư.

Đôi khi NHÀ PHÂN PHỐI cũng có thể gặp RỦI RO khi ôm quá nhiều hàng, và họ tạo ra việc đàm phán với NHÀ SẢN XUẤT về quyền được trả hàng.

Lưu ý: Các khái niệm có tính chất cơ bản và cốt lõi, hãy vận dụng linh hoạt trong thực tế của mình, tránh dập khuôn, máy móc. Nhiều trường hợp chuyên môn hóa lại tốt hơn dàn trải.

(5) MA TRẬN BOSTON VÀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM:

Ma trận BCG (Ma trận Boston) là mô hình lý thuyết của một công ty tư vấn chiến lược (strategy consulting) của Mỹ, the Boston Consulting Group. Công ty này thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập.

Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một trong ba công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới, bao gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer.

*Trục hoành: Thể hiện thị phần tương đối, được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh số của bạn với doanh số của đối thủ đứng đầu hoặc đối thủ đứng

*Trục tung: Thể hiện tăng trưởng thị trường hàng năm của tuyến sản phẩm kinh doanh tính bằng %

Hoặc bạn có thể sử dụng hình vẽ này:

Dấu hỏi: Sản phẩm mới tung ra hoặc đang nghiên cứu, chưa rõ về mức độ tiêu thụ trên thị trường, có thể ở dạng tiềm năng… Hoặc ở giai đoạn lợi nhuận chưa nhiều và quy mô thị trường chưa lớn.

Ngôi sao: Sản phẩm tiêu thụ rất tốt trên thị trường, kiếm được nhiều tiền, thị

phần lớn, lợi nhuận cao.

Con bò: Sản phẩm tiêu thụ bắt đầu giảm dần. Thị phần của bạn vẫn lớn.

Nhóm sản phẩm đang có thị phần cao nhưng không tăng trưởng doanh số nữa.

(ví dụ một mình bạn chiếm 70% toàn thị trường, 30% còn lại chủ yếu là 2 đối thủ khác).

Chó mực: Sản phẩm tiêu thụ rất kém, thị phần sụt giảm nghiêm trọng, lợi nhuận không còn. Hoặc là vào cuối chu kỳ bán, đã hết cầu, lỗi mốt hoặc sản phẩm không còn phù hợp với thị trường…

Vòng đời sản phẩm:

Chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm có dạng hình sin và chia thành bốn giai đoạn rõ rệt:

1. Giới thiệu là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường. Trong giai đoạn này doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

2. Phát triển là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể.

3. Đỉnh cao là giai đoạn doanh số tăng chậm lại, vì sản phẩm đã được hầu hết khách hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận ổn định hoặc giảm xuống và tăng chi phí marketing để bảo vệ sản phẩm chống lại các đối thủ cạnh tranh.

4. Suy thoái là giai đoạn doanh số có xu hướng giảm sút và lợi nhuận giảm dần.

Ví dụ 1: Một công ty bánh kẹo, khi đưa các sản phẩm của mình lên Ma trận Boston, ban đầu họ có 29 sản phẩm, sau đó quyết định loại bỏ 16 sản phẩm – đã ở giai đoạn Chó mực, và giữ lại 13 sản phẩm để tiếp tục phát triển.

Ví dụ 2: Một dòng sản phẩm điện thoại hấp dẫn tung ra thị trường, chỉ sau 3 tháng thành công vang dội về doanh số, liên tục khai thác được lợi nhuận trong 1 năm và bắt đầu doanh số giảm dần do người tiêu dùng đã chán mẫu mã này.

Một số đơn vị phân phối không hiểu điều này, nhập quá nhiều sản phẩm khi thị trường đã thoái trào, bị tồn kho quá nhiều, không bán được và phá sản.

Lợi ích là gì khi bạn hiểu Ma trận Boston và Vòng đời sản phẩm này?

1) Bạn cần liên tục nghiên cứu và phát triển (R&D) – ở phần dấu hỏi để tạo ra các sản phẩm có tiềm năng trở thành ngôi sao.

2) Nếu sản phẩm ở giai đoạn ngôi sao, rất tốt, bạn cần tiếp tục tập trung vào nó. Hãy cố gắng tạo ra càng nhiều ngôi sao càng tốt.

Nếu sản phẩm ở giai đoạn bò sữa, bạn đang vắt sữa, tận thu và hiểu rằng cần có chiến lược thích hợp vì sản phẩm sắp tới sẽ về giai đoạn chó mực.

3) Trước khi về giai đoạn con chó, bạn đã có những giải pháp cho riêng mình:

Cải tiến sản phẩm hoặc loại bỏ nó, chuyển nhượng, bán…

4) Chấp nhận quy luật phát triển và diệt vong, luôn chuẩn bị cho sự thay đổi.

5) Bằng cách chia nhỏ ra thành 4 nhóm sản phẩm khác nhau, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định nên dành ngân sách marketing cho nhóm sản phẩm nào để đạt được hiệu quả cao nhất, nên loại bỏ nhóm sản phẩm nào gây tổn hại đến hoạt động nhằm tối ưu chi phí kinh doanh.

Sai lầm:

1) Có quá nhiều người đắm đuối với sản phẩm, mô hình kinh doanh, loại hình dịch vụ của mình không chịu cải tiến và sáng tạo. Họ giữ một sản phẩm năm này qua năm khác và nhìn nó trôi dần về thua lỗ, không bán được hàng và bất lực không hiểu tại sao.

Họ mở mộng rằng công việc kinh doanh sẽ luôn tốt đẹp mãi mãi?

2) Không hiểu biết nên không có sự chuẩn bị và thường không kịp thay đổi, để cơn thoái trào đến và cuốn mình đi.

Ví dụ thất bại: Các tập đoàn thành công đỉnh cao và thất bại không kịp ngáp hoặc hôm nay bá chủ, ngày mai thất thủ như tập đoàn Nokia, Motorola….

Ghi nhớ:

“TÊN GỌI CỦA CUỘC CHƠI LÀ THAY ĐỔI!”

Rất Nhiều Kiến Thức Khác Đang Chờ Đón Bạn Tại Khoá Học 03 Ngày Về Kinh Doanh & Bất Động Sản – TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0

ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY

Khoá học hoàn toàn Miễn Phí, bạn không cần phải trả bất kỳ chi phí nào

Khi tham gia khoá học này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường BĐS, các phương pháp phòng tránh rủi ro khi đi đầu tư và các công cụ kiếm tiền trong BĐS

Hãy nhanh tay đăng ký ngay, Chỉ Còn 28 Vé Miễn Phí

Facebook Comments