Enter your keyword

Nghĩ như tỷ phú Donald Trump (phần 4)

Nghĩ như tỷ phú Donald Trump (phần 4)

Chia sẻ của tỷ phú bất động sản Donald Trump:

NGHĨ NHƯ TỶ PHÚ.

 

 

PHẦN 4 – TÀI CHÍNH:

 

I. CÁCH THÚC ĐẨY BẢN THÂN VỀ TÀI CHÍNH:

⇒Tôi đã gặp nhiều doanh nhân có tài, nhưng một số trong họ sẽ không bao giờ trở thành tỷ phú vì họ không bao giờ thực hiện những ý tưởng tuyệt vời của họ. 20% những ưu tiên của bạn sẽ cho bạn 80% hiệu quả. Bạn phải luôn tập trung thời gian, sức mạnh và nỗ lực vào 20% đầu tiên trong những ưu tiên của mình; đó là tỷ lệ bốn – một cho sự thu hoạch trong đầu tư của bạn.

 

Vì vậy, nếu bạn có một ý tưởng hay, việc thực hiện nó đòi hỏi bao nhiêu công sức không là điều quan trọng. hãy bắt tay vào việc; đừng ngồi chờ sung rụng. Có một ý tưởng hay nhưng lại trì hoãn hoặc lảng tránh nó là một tội lỗi hoặc sự hủy hoại bản thân không gì có thể sánh bằng. Người ta thường nói: “Người khởi đầu chậm thường là người hoàn thành sớm nhất”.

 

 

⇒Tôi biết một người có nhiều ý tưởng tuyệt vời nhưng không chịu thực hiện và rồi lại chuyển sang những ý tưởng khác. Ông ta sẽ đánh mất những động lực của mình trước khi thực hiện. Điều này nói lên cái gì? Ông ta là hiện thân của sự tài hoa. Có lẽ họ chỉ đùa với chính họ, và trong trường hợp đó họ nên tính tiền người nghe, vì đó là cách duy nhất giúp họ kiếm được vài xu. Giàu có không phải là một trạng thái bị động. Thời gian quý hơn tiền bạc, vì nếu bạn khánh kiệt, bạn có thể bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Nhưng nếu không còn thời gian, bạn chẳng thể có được sự khởi đầu.


II. CÁCH QUẢN LÝ NỢ:

⇒Nợ cũng cần phải được quản lý, và bạn là người duy nhất có thể quản lý nợ của chính bạn. Tôi luôn tự nhủ rằng mình có thể tạo ra hay xóa bỏ một đòn bẩy tài chính. Đừng để nợ nần khiến bạn sợ không dám làm điều gì. Nó chỉ tiếp thêm sinh lực để bạn làm việc siêng năng hơn.

 

 

⇒Những lần gặp khó khăn về tài chính là tôi lại sử dụng nợ như là một cú hích khiến mình hoạt động nhiều hơn. Tôi thích những cú hích vì nó giúp cho việc kinh doanh tiến triển và sinh lợi. Nhưng thích như thế khi thị trường đang suy sụp thì nguy hiểm đến bản thân, Tôi biết nguy hiểm của việc nợ quá nhiều, vì thế hãy tin tôi khi tôi nói vói bạn rằng nên tránh mắc nợ nhiều. Về phương diện này, tôi là một người rất thận trọng, và tôi cũng khuyên bạn nên như thế.

⇒Nợ có thể được quản lý khi bạn hoạch định một cách chi tiết về những bất ngờ hoặc rủi ro có thể xảy ra. Hãy tìm hiểu những điều khoản, hình phạt và sự vỡ nợ đi cùng với món nợ của bạn. Nếu mắc nợ, phải chắc chắn rằng bạn sử dụng món nọ đó một cách có kiểm soát. Đừng vay mượn để trả những chi phí thường xuyên; nợ chỉ được dùng để trợ giúp tài chính cho những dự án và công việc kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn. Nợ nần quá nhiều là sự tự sát về tài chính.

 

Nếu mang công mắc nợ, bạn phải đánh giá tình hình ở tất cả mọi khía cạnh. Bạn đang mắc nợ bao nhiều? Bạn phải trả lãi hàng tháng là bao nhiều? Bạn sẽ làm gì để trả hết nợ?

 

Hãy cắt giảm chi tiêu của bạn, tìm một tổ chức tài chính có thể cho phép bạn nợ với lãi suất thấp hơn, và cố gắng thực hiện việc chi trả để tránh bị mất tín nhiệm. Nếu những cách nói trên không có tác dụng, hãy tham vấn một chuyên gia về lĩnh vực này. Có thể sẽ có những lựa chọn khác mà bạn không nhìn thấy.

 


III. CÁCH TIẾT KIỆM ĐỂ TRẢ TIỀN HỌC PHÍ:

⇒Thời điểm tốt nhất để bắt đầu dành dụm cho việc học của con cái là ngày chúng lọt lòng mẹ, nếu không muốn nói là trước đó nữa. Một nền giáo dục tốt không re tiền chút nào. Và điều quan trọng nhất là bảo đảm cho con cái bạn sẽ có một khởi đầu tốt khi vào đời. Hãy mở ngay một tài khoản tiết kiệm cho con bạn học đại học.

 

 

Nếu bạn đang phải trả học phí của chính bạn, hãy tìm những khoản trợ cấp và học bổng.

Vì chi phí giáo dục cao, bạn có thể phải sáng tạo trong việc kiếm tiền khi vẫn còn đang đi học. Đừng kêu ca phàn nàn khi phải vừa học vừa làm. Về lâu dài, nó sẽ tốt hơn cho bạn, không chỉ về mặt tài chính mà còn rèn luyện tính cách của mình. Bạn sẽ tốt nghiệp với học lực và kinh nghiệm làm việc hàng đầu để sẵn sàng cho sự nghiệp của mình.

 

⇒Xem xét những ngành nghề nào có mức lương cao và hoạch định việc của mình theo ngành nghề đó ngay từ khi còn trẻ cũng là một điều khôn ngoan. Giáo viên thể dục, vận động viên thể thao…là những nghề luôn có nhiều rủi ro, và thường không lâu bền nếu so sánh với thời gian hành nghề của bác sĩ hoặc luật sư. Bạn cũng nên thận trọng việc chọn lựa ngành nghề để học. Người ta thường bỏ quên tài năng của mình và chọn những nghề nghiệp không phù hợp với bản thân.

Điều này chỉ dẫn đến thất bại mà thôi. Người ta cần phải luôn được khích lệ để theo đuổi những ước mơ; và dĩ nhiên những ước mơ đó phải có khả năng trở thành hiện thực.


IV. CÁCH HOẠCH ĐỊNH CHO VIỆC NGHỈ HƯU:

⇒Tuổi tác là trở ngại tuyệt đối mà không ai trong chúng ta có thể vượt qua được. Chúng ta được cấp một khoảng thời gian để sống. Nếu không sử dụng khoản thời gian ấy một cách thích đáng, chúng ta chính là người có lỗi.

 

 

Không may cho chúng ta là một phần thời gian sống trời cho ấy lại dành cho sự nghỉ hưu. An sinh xã hội đang gặp nhiều khó khăn, và bất kỳ ai phụ thuộc vào nó trong khoảng thời gian nghỉ hưu sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Bạn cần phải lên kế hoạch cho mình trước; nếu không, bạn sẽ hối tiếc  khi về già.

 

Có nhiều cách khôn khéo và rẻ tiền để dành dụm tiền cho khi về hưu. Khi tuổi về hưu đã cận kề, hãy lập ra một ngân sách hằng năm và cố gắng xác định xem những lĩnh vực nào đó có thể cắt giảm chi tiêu. Bước đầu tiên là để dành càng nhiều trong số thu nhập của bạn càng tốt.

 

⇒Nếu bạn vẫn còn đi làm, hãy tập trung tối đa những chính sách nghỉ hưu của công ty. Nếu công ty không có một kế hoạch nghỉ hưu cho công nhân, hãy yêu cầu sếp của bạn. Kế hoạch này cho phép bạn trích một phần thu nhập trước thuế để đưa vào tài khoản nghỉ hưu. Đây là một chính sách hay vì bạn sẽ trả thuế thu nhập cá nhân thấp hơn và chính phủ cho bạn tiền để tiết kiệm cho tuổi già. Không có lý do gì để không tham gia một chương trình như thế. Càng sớm càng tốt.

Bạn cũng nên xem xét tất cả tài sản của mình để bảo đảm những tài sản này đáp ứng những mục tiêu ngắn và dài hạn của bạn. Ví dụ, bạn có đầu tư quá nhiều tiền vào cổ phiếu hoặc địa ốc không? Nếu có, hãy chuyển chúng thành những tài sản an toàn hơn và mang tính tiền mặt hơn.

 

⇒Một khi bạn đã cắt giảm những đầu tư và đánh giá ngân sách hiện tại của mình một cách thận trọng, hãy chọn một sự đầu tư vào một chiến lược chi tiêu cho phần đời còn lại của mình. Bạn có thể phân bổ danh mục đầu tư của mình theo thời gian hoặc cấp độ rủi ro. Trái phiếu của bạn công ty hoặc của chính phủ là những phương tiện đầu tư thích hợp nhất cho những người sẽ và đang nghỉ hưu.

⇒Nếu bạn hoạch định cẩn thận (và càng sớm càng tốt), sự nghỉ hưu của bạn sẽ rất tốt đẹp. Tuy nhiên, khi đã về hưu, bạn vẫn phải tiêu tiền. Thật ra, người về hưu cũng cần phải làm việc siêng năng hơn để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản phí cho nhu cầu trong cuộc sống cho đến khi chết.

 


? Miễn Phí Đào Tạo 03 Ngày: Đầu Tư Bất Động Sản – Đầu Tư Doanh Nghiệp – Khởi nghiệp ? Hoithaonik

Facebook Comments