06 QUYỂN SỔ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI – PHẦN 4

Trong nhiều năm, tôi ĐAU ĐẦU tìm các giải pháp PHÁT TRIỂN bản thân & cải thiện kỹ năng.
Sau đó nhờ may mắn, tôi được biết Bí quyết 6 QUYỀN SỞ THÀNH CÔNG…
PHẦN 4: SỔ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Tỷ phú người Mexico Carlos Slim
Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.
Sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu chặt chẽ và khôn ngoan trong vấn đề tài chính. Được biết, một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: “Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán”.
Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần có quyển SỐ THU CHI CÁ NHÂN.
Quyển sổ thường có 4 cột chính:
1 – Ngày tháng (hoặc số thứ tự)
2 – Công việc, nội dung
3 – Thu
4 – Chi
Đây là quyển sổ bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.
Ví dụ:
1) Mua đồ A – 250 nghàn đồng (cột CHI)
2) Trả tiền người B – 3 triệu (cột CHI)
3) Thu 1 khoản tiền C – 10 triệu (cột THU)
Nếu có ai đó đã trả 1 khoản và còn nợ 1 khoản, bạn có thể dùng bút đỏ khoanh tròn… Hoặc khoanh tròn các chi phí cần kiểm tra, lưu ý thêm.
Tác dụng quyển sổ này là gì?
– Kiểm soát tài chính cá nhân
– Phát triển thói quen quản lý tiền bạc
Ví dụ:
Thỉnh thoảng bạn nhìn lại cột thu chi, có thể bạn thấy mình đang “chảy máu” với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.
Cũng có thể bạn tự trách mình về 1 khoản chi mà đáng nhẽ bạn có thể kiểm soát, giảm bớt hoặc cắt hẳn nếu thông minh hơn.
Có ngày bạn giật mình vì 1 khoản tiền mà bạn quên không đòi hoặc chưa giải quyết.
Bạn hiểu ý tôi chứ?
SỐ THU CHI chỉ là 1 trong vài chục kỹ thuật quản lý tiền bạc.
SỰ THẬT:
6 cái lọ quản lý tiền (Phân bổ thu nhập hàng tháng vào các lọ, tài khoản: Quỹ tự do tài chính = 10%; Tiết kiệm dài hạn = 10%; Giáo dục đào tạo = 10%; Nhu cầu thiết yếu = 55%; Hưởng thụ 10%) cũng là 1 phương pháp hay nhưng là không đủ để quản lý tiền. Bạn cần rèn luyện thêm các thói quen như việc sử dụng sổ ghi chép, học hỏi thêm các thuật ngữ, khái niệm, kinh nghiệm tài chính khác…. Bạn cần hiểu biết nhiều hơn thế rất nhiều.
Ghi nhớ:
Hãy kiểm soát con quỷ chi tiêu trong bạn và rèn luyện thói quen kỷ luật.
Rất Nhiều Kiến Thức Khác Đang Chờ Đón Bạn Tại Khoá Học 03 Ngày Về Kinh Doanh & Bất Động Sản – TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0
Khoá học hoàn toàn Miễn Phí, bạn không cần phải trả bất kỳ chi phí nào
Khi tham gia khoá học này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường BĐS, các phương pháp phòng tránh rủi ro khi đi đầu tư và các công cụ kiếm tiền trong BĐS
Hãy nhanh tay đăng ký ngay, Chỉ Còn 28 Vé Miễn Phí